Posts

Showing posts from December, 2020

Bệnh quai bị - Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu chủ quan

Image
  Nguyên nhân gây bệnh Paramyxovirus -  tác nhân gây bệnh quai bị Virus Paramyxo chính là thủ phạm gây nên căn bệnh nhiễm trùng này. Đây là chủng virus có thể sống lâu trong môi trường bên ngoài cơ thể. Ở điều kiện nhiệt độ 15 đến 20 độ C, chúng có thể tồn tại từ 30 - 60 ngày và ở nhiệt độ -25 đến -70 độ C sau 1 - 2 năm vẫn có thể gây bệnh. Tuy nhiên, virus quai bị không thể sống trong nhiệt độ lớn hơn 56 độ C, dưới ánh nắng mặt trời hay những hoạt chất khử khuẩn sử dụng tại bệnh viện hoặc thành phần chứa Clo. Con đường lây bệnh và thời gian phát bệnh Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh gây lây nhiễm quai bị Đường hô hấp là cách thức chủ yếu để lan truyền bệnh ra cộng đồng khi người lành tiếp xúc nuốt phải nước bọt, dịch tiết mũi họng mang virus từ người bệnh trong trường hợp: - Người bệnh ho hoặc hắt hơi. - Sử dụng chung thìa, đũa, dao kéo với người bệnh. - Cắn hay uống chung thức ăn, nước của người bệnh. - Hôn nhau. Ngoài ra, cũng có thể lây qua trung gian khi người bệnh đ

Bệnh Gout - Tất tần tật những điều cần biết

Image
Bệnh gout (Gút) là gì? Bệnh Gout là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, biểu hiện bởi những đợt viêm khớp cấp, có lắng đọng tinh thể muối Urat Natri do tăng acid Uric trong máu. Đây là bệnh thuộc nhóm rối loạn chuyển hóa. Gout - Có sự lắng đọng Acid Uric Nguyên nhân gây bệnh Nguyên phát Chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chế độ ăn có chứa nhiều purin như: tôm, cua, lòng đỏ trứng… được cho là các yếu tố làm bệnh trầm trọng thêm. Nghiên cứu cho thấy, bệnh Gút thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ 30-60 tuổi, chiếm tới 95%. Thứ phát Các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền), tăng sản xuất Acid Uric hoặc giảm đào thải Acid Uric có thể dẫn đến Gout, bao gồm: - Suy thận, các bệnh làm giảm độ thanh lọc Acid Uric của cầu thận. - Thuốc lợi tiểu như Furosemid, Acetazolamid… - Thuốc ức chế tế bào, thuốc chống lao. - Người mắc bệnh bạch cầu cấp. - Các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, béo phì, uống nhiều rượu... Những đối tượng có nguy cơ cao Những người mắc bệnh thường ăn nhiều, thừa cân và thừa chất

Lịch khám thai định kỳ chi tiết nhất dành cho bà bầu

Image
Khám thai lần thứ sáu (32 -34 tuần): Kiểm tra sự phát triển của em bé Lần khám thứ sáu, bác sĩ chuyên khoa tiến hành kiểm tra cơ bản như huyết áp, nhịp tim của mẹ; sự phát triển và chuyển động của con. Ngoài ra, bà bầu cũng cần chú ý theo dõi những dấu hiệu đau bụng, số lần cử động thai trong một giờ, hiện tượng ra máu âm đạo để thông báo với bác sĩ. Theo dõi số lần cử động thai trong một giờ ở lần khám thai thứ sáu Khám thai lần thứ bảy (34 -36 tuần): Dự đoán thời gian sinh Theo dõi sự phát triển của em bé ở những tuần cuối cùng, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm màu để kiểm tra Doppler động mạch, nước ối và dây rốn. Bác sĩ cũng đưa ra dự báo về trọng lượng thai, nếu thai không đạt tiêu chuẩn cân nặng sẽ tư vấn thêm về dinh dưỡng cho người mẹ. Những lần khám thai cuối cùng (36 tuần tuổi đến lúc sinh) Sau lần khám thứ bảy, bác sĩ sẽ có chỉ định riêng cho bà bầu về những lần khám thai cuối cùng, có thể 2 lần/tuần hoặc 1 lần/tuần. Giai đoạn này, bác sĩ chỉ kiểm tra các thông số cơ bản như nhịp

Tính ngày rụng trứng khi chu kỳ kinh nguyệt không đều

Image
  Cách tính ngày rụng trứng cho chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều Bên trên là cách tính ngày rụng trứng cho những chị em có kinh nguyệt ổn định. Tuy nhiên, khi kinh nguyệt ngắn hoặc dài ngày hơn hoặc thay đổi không theo quy luật, chị em có thể dựa vào cách tính sau: Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày hoặc ngắn hơn 28 ngày Khi chu kỳ kinh nguyệt đúng số ngày cố định thì thời điểm rụng trứng cũng sẽ cố định tương ứng, dựa vào công thức suy đoán. Chu kỳ kinh dài thêm một ngày thì ngày rụng trứng sẽ cộng thêm 1 ngày. Ngược lại, khi chu kỳ kinh ngắn hơn 1 ngày, ngày rụng trứng sẽ trừ đi 1. Ví dụ như chu kỳ kinh là 32 ngày: Khoảng thời gian dễ thụ thai sẽ vào ngày 11 + 4 = 15 đến ngày 16 + 4 = 20. Như vậy, nên quan hệ trong khoảng thời gian này thì tỷ lệ thụ thai sẽ cao, ngược lại nếu muốn tránh thai an toàn thì nên hạn chế. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi 26 - 32 ngày Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường thì phải kết hợp 2 chu kỳ ngắn nhất và dài nhất. Với chu kỳ 26 ngày, khoả

Polyp túi mật - Nguyên nhân và cách điều trị

Image
Nguyên nhân gây bệnh - Do quá dư thừa cholesterol: Một trong những nguyên nhân chính gây ra polyp túi mật là do các khiếm khuyết trong quá trình chuyển hóa cholesterol hay dư thừa cholesterol. Hiện tượng này xảy ra khi mắc các bệnh lý về gan hay chế độ ăn uống hàng ngày cung cấp quá mức lượng cholesterol. - Suy giảm chức năng gan: Dịch mật do gan sản xuất ra. Trong dịch mật có chứa Lecithin và Acid mật giúp hòa tan Cholesterol. Khi chức năng gan bị suy giảm, Cholesterol không được hòa tan hết và tích tụ dần thành các polyp. - Ngoài ra, những đối tượng bị viêm túi mật mạn tính, sỏi mật và mỡ máu, thừa cân, béo phì,... thì nguy cơ bị polyp túi mật cũng cao hơn. Dấu hiệu để nhận biết polyp túi mật Đa số các trường hợp mắc polyp túi mật không có bất cứ triệu chứng gì và thường phát triển thầm lặng. Bệnh chỉ được phát hiện thông qua khám sức khỏe hay siêu âm tổng quát. Polyp túi mật có thể gây tắc nghẽn dẫn đến dịch mật bị ứ trệ, từ đó có một số dấu hiệu đặc trưng như: - Đau tức mạn sườn ph

Tiểu đường - Dấu hiệu cảnh báo sớm

Image
  Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường Sự khởi phát của bệnh tiểu đường có thể từ từ và chỉ là những triệu chứng nhẹ trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy, nhiều người có thể không nhận ra các dấu hiệu này. Triệu chứng chung Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường Tiểu nhiều lần trong một ngày Mỗi ngày, một người bình thường phải đi tiểu từ 4 - 7 lần. Còn khi mắc tiểu đường, người bệnh có lượng đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng đào thải lượng dư qua nước tiểu. Từ đó, khối lượng nước tiểu tăng lên khiến số lần đi tiểu nhiều hơn. Thường xuyên khát nước Việc đi tiểu thường xuyên là một cách tự cơ thể kiểm soát lượng glucose trong máu. Tuy nhiên, điều này khiến cơ thể mất thêm nước. Trong một thời gian dài, nó trở nên nghiêm trọng và chuyển thành tình trạng mất nước. Khi cơ thể mất quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khát nước liên tục. Ngứa ran, tê, đau ở bàn tay hoặc bàn chân Nồng độ đường trong máu cao hơn mức bình thường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, mạch máu và khả năng lưu thông