Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh phong

Phân loại bệnh phong

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể phân loại bệnh thành 5 mức độ.

- Mức độ 1: xuất hiện các đốm màu, cảm giác tê liệt nhẹ ở da.

- Mức độ 2: các tổn thương tương tự như mức độ 1 nhưng nặng hơn và vùng tổn thương lan rộng hơn.

- Mức độ 3: trên da xuất hiện các mảng đỏ, sưng hạch bạch huyết.

- Mức độ 4: nhiều tổn thương khác có thể kể đến như xuất hiện nhiều đốm màu, các nốt sần, nổi da gà,...cảm giác tê bì nặng hơn các mức độ trước.

- Mức độ 5: xảy ra tình trạng nhiễm trùng, rụng tóc, các tổn thương thần kinh ngày càng nghiêm trọng, tê yếu, thậm chí mất cảm giác ở tay và chân.

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh phong được chia thành 2 loại chính:

- Loại ít vi khuẩn: kết quả xét nghiệm vi khuẩn âm tính và có tối đa 5 tổn thương trên da.

- Loại nhiều vi khuẩn: xét nghiệm vi khuẩn dương tính, có ít nhất 6 tổn thương trên da.

Năm 1995, WHO đã đưa ra phác đồ đa trị liệu để chữa trị các loại bệnh phong. Kháng sinh trong phác đồ được dùng với mục đích tiêu diệt vi khuẩn.

- Thể ít vi khuẩn (PB):

+ Rifampicin 600mg: 1 lần/tháng có kiểm soát.

+ Dapson 100mg: Tự uống hàng ngày.

+ Tổng liều: Điều trị trong 6 tháng.

- Thể nhiều vi khuẩn (MB):

+ Rifampicin 600mg: 1 lần/tháng có kiểm soát.

+ Clofazimin 300mg: 1 lần/tháng có kiểm soát.

+ Clofazimin 50mg: Tự uống hàng ngày.

+ Dapson 50mg: Tự uống hàng ngày.

+ Tổng liều: Điều trị trong 1 năm..

Bên cạnh việc điều trị bằng kháng sinh, một số loại thuốc chống viêm khác cũng được dùng như aspirin, prednisone,...kéo dài trong 1 - 2 tháng tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm trong phác đồ điều trị bệnh phong

Thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm trong phác đồ điều trị bệnh phong

Xem thêm : https://centralpharmacy.vn/article/nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-benh-phong#tag-8

#CentralPharmacy #muathuốconline #nhàthuốctrựctuyến #thuốcgiárẻ #muathuốctiệnlợi

LIÊN HỆ:​

Địa chỉ: 120 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 1900888633​

My Website: https://centralpharmacy.vn/

​Facebook: https://www.facebook.com/centralpharmacy.vn

Twitter: https://twitter.com/centralphamacy

​Pinterest: https://www.pinterest.com/centralphamacy

Blogspot: https://centralphamacy.blogspot.com/

Comments

Popular posts from this blog

Cholesterol là gì? Các loại Cholesterol?

HT Strokend (60 viên)

Rụng tóc nhiều là dấu hiệu bệnh gì?