Trẻ bị hắt hơi sổ mũi chữa trị thế nào?

 

Hiện tượng chảy nước mũi khiến bé cảm thấy khó chịu, tùy từng tình trạng mà gây giảm đáng kể lưu lượng khí lưu thông trong đường hô hấp. Vì thế ngay khi xuất hiện các triệu chứng sổ mũi hắt hơi, trẻ cần được can thiệp để chữa khỏi kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

2.1 Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ

Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ

Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ

Khi nước mũi trẻ trắng trong, các bậc cha mẹ có thể tự mình chữa cho trẻ tại nhà bằng cách dùng nước muối sinh lý 0,9%. Tiến hành tuần tự các bước sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:

- Trước tiên, ngâm cả lọ nước muối vào nước đã được làm ấm. Chú ý dùng tay cảm nhận, không nên ngâm nước quá nóng.

- Đặt bé nằm ngửa trên bàn tay, sao cho đầu thấp hơn phần thân dưới.

- Nhỏ nước muối sinh lý đã chuẩn bị ở trên vào mũi trẻ theo từng giọt. Ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, chỉ nên dùng lượng khoảng 2-3 giọt. Trẻ lớn hơn có thể tăng lên 4-5 giọt.

- Để yên khoảng 30 giây, nước muối thấm dần vào giúp làm loãng chất nhầy đặc bám trong hốc mũi.

- Làm sạch hốc mũi:

+ Các bé đã lớn, có thể tự xì mũi thì cho trẻ ngồi thẳng dậy, dùng một khăn mềm, sạch xì ra.

+ Trường hợp trẻ nhỏ không xì mũi được, phụ huynh hãy dùng bóng hút để hút đờm loãng, nhớt từ hốc mũi ra ngoài. Tiến hành dùng tay bóp xẹp bóng hút rồi giữ như thế đưa đầu hút vào trong cửa mũi. Lấy tay còn lại bịt lỗ mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra. Khi đó, nhờ áp lực từ bóng, đờm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào.

Bóng hút mũi cho trẻ

Bóng hút mũi cho trẻ

- Rửa bóng hút mũi:  Bóp mạnh đờm trong bóng xì vào 1 khăn sạch. Tiếp tục thực hiện với hốc mũi còn lại. Sau khi xong, tiến hành hút xả bóng hút nhiều lần dưới vòi nước sạch và cất giữ cẩn thận đảm bảo không nhiễm bụi bẩn.

- Nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ như thế mỗi ngày từ 4-5 lần hoặc hơn cho tới khi trẻ không còn nghẹt mũi, sổ mũi.

Cần lưu ý đặc biệt khi thực hiện thao tác này: Nếu cha mẹ dùng tay bịt 2 bên mũi để xì mũi cho trẻ thì sẽ làm tăng đột ngột áp lực vào mũi, có thể gây tổn thương đến niêm mạc mũi và các bộ phận liên quan khác. Đồng thời, giấy hoặc khăn sử dụng để xì mũi phải là mềm và sạch.


Xem thêm : https://centralpharmacy.vn/article/cach-chua-hat-hoi-so-mui-cho-tre

#CentralPharmacy #muathuốconline #nhàthuốctrựctuyến #thuốcgiárẻ #muathuốctiệnlợi

LIÊN HỆ:​

Địa chỉ: 120 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 1900888633​

My Website: https://centralpharmacy.vn/

​Facebook: https://www.facebook.com/centralpharmacy.vn

Twitter: https://twitter.com/centralphamacy

​Pinterest: https://www.pinterest.com/centralphamacy

Blogspot: https://centralphamacy.blogspot.com/

Comments

Popular posts from this blog

Cholesterol là gì? Các loại Cholesterol?

HT Strokend (60 viên)

Rụng tóc nhiều là dấu hiệu bệnh gì?